Bạn phải luôn xem xét chặt chẽ tính pháp lý của BĐS cần mua. Đối với nhà đất dự án, bạn nên lựa chọn sản phẩm của những doanh nghiệp phát triển BĐS có uy tín, có tài chính tốt, có nhiều dự án chất lượng, tiến độ hoàn thành tốt, đầy đủ và minh bạch về pháp lý, có chế độ chăm sóc khách hàng tốt. Đối với những nhà đất riêng lẻ, bạn chỉ nên mua khi chúng đã có sổ đỏ và không liên quan đến các kiện tụng pháp lý.
Bạn không nên mua các BĐS mà tính pháp lý không chuẩn như chưa có sổ đổ hoặc chưa chắc đã làm được. Gần đây có chủ đầu tư tự xây dựng quy hoạch và vẽ ra các dự án “ma” tại những khu đất chưa có bất kỳ thủ tục pháp lý nào, nhưng đã phân lô bán nền cho rất nhiều nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm với hình thức góp vốn. Hoặc có chủ đầu tư chung cư thế chấp cả tòa nhà cho ngân hàng để vay vốn thực hiện dự án. Đến khi chủ đầu tư mất khả năng trả nợ, ngân hàng đòi giải chấp cả tòa chung cư và yêu cầu người dân dời khỏi nhà đã mua của họ.
Vì vậy bạn luôn phải kiểm tra kỹ thông tin pháp lý của BĐS trước khi tiến hành giao dịch đặt cọc hay mua bán. Đạt chuẩn về mặt pháp lý là tiêu chí rất quan trọng trong đầu tư BĐS. Trước khi quyết định mua một BĐS nào đó, việc đầu tiên là bạn cần phải nghiên cửu thật kỹ tính pháp lý của nó. Nếu BĐS không đảm bảo về mặt pháp lý thì bạn nên tránh cho dù BĐS đó được bán với giá rẻ.
XEM XÉT TÍNH PHÁP LÝ NHƯ THẾ NÀO?
(1) Đối với nhà thổ cư, đất thổ cư, nhà phố:
Đối với nhà đất thổ cư và nhà phố, yêu cầu cho BĐS mà bạn muốn mua phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ). Nếu không có sổ đỏ thì tuyệt đối không nên mua. Bạn nên yêu cầu người bán cho xem bản chính sổ đỏ, nếu được thì yêu cầu cho xem các biên lai nộp thuế trước bạ, biên lai nộp thuế đất…
Để biết giấy tờ thật hay giả bạn có thể quan sát xem phôi số, con dấu, nội dung in có sắc nét hay không. Hiện nay kỹ thuật làm giả sổ đỏ rất tinh vi, nếu không có khả năng phân biệt bạn nên nhờ người có chuyên môn xem giúp. Sau đó bạn nên tìm hiếu và kiểm tra tính pháp lý tại cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền, cụ thể là văn phòng đăng ký đất đai quận huyện nơi có BĐS.
Bạn cũng nên tìm hiểu và kiểm tra thêm thông tin về bất động sản đó tại các văn phòng công chứng. Bạn cần tìm hiểu xem BĐS định mua có đang liên quan đến các giao dịch khác như thế chấp, bảo lãnh, ủy quyền hay không?
Một kiểm tra khác là bạn hãy xem xét kỳ giấy tờ tùy thân của bên bán như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy đăng kí kết hôn, ly hôn… để đảm bảo chắc chắn người bán chính là người chủ thực sự sở hữu BĐS. Trong trường hợp BĐS có chung nhiều người đồng sở hữu thì bạn phải xem tất cả các giấy tờ tùy thân của họ đồng thời tất cả những người đó phải tham gia ký kết vào hợp đồng mua bán.
(2) Đối với nhà đất dự án
Đối với nhà đất dự án, những giấy tờ đảm bảo về mặt pháp lý như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; văn bản giao đất của UBND tỉnh, thành phố; giấy phép đầu tư dự án; quyết định cho phép triển khai dự án của UBND tỉnh, thành phố; quyết định phê duyệt chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 hay quyết định phê duyệt quy hoạch mặt bằng tổng thể (tùy theo quy mô dự án); thiết kế kỹ thuật nhà ở được phê duyệt; giấy phép xây dựng; giấy tờ về nghiệm thu việc 276 hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật; văn bản chấp thuận đủ điều kiện được bán của Sở xây dựng … là những giấy tờ bạn cần xem xét trước khi mua. Nếu không rà soát cẩn thận tính pháp lý của BĐS, có thể bạn sẽ bị mất tiền vì dự án không được triển khai, bị thu hồi hoặc vướng các yếu tố pháp lý khác.
Chi Tiết Xin Vui Lòng Xem Thêm Tại Trang:https://phamngochanh.com/chi-mua-bat-dong-san-dat-chuan-ve-mat-phap-ly-2/