Đàm phán là sự thương lượng giữa hai hay nhiều bên về một vấn đề, một món hàng hay dịch vụ mà bên này có và bên kia sẵn sàng muốn dàn xếp nhằm trao đổi hoặc đạt được một giải pháp có thế chấp nhận được để các bên đồng thuận. Đàm phán trong mua bán BĐS nói riêng là sự thương lượng giữa bên mua và bên bán về hàng hóa là BĐS mà bên bán đang sở hữu để hai bên có thể đi đến thỏa thuận giao dịch mua bán.
>> Có thể bạn quan tâm: Hyatt Regency Hồ Tràm
Mục đích cuối cùng của đàm phán là giành được lợi ích cho mình, từ đó kiếm được lợi nhuận. Muốn cuộc đàm phán thành công bạn phải dành nhiều thời gian để tìm hiểu kỹ năng và cách thức đàm phán, thương lượng. Rất nhiều người không quan tâm đến các kỹ năng và kinh nghiệm đàm phán, kết quả là họ đã bị mua đắt hay bán rẻ BĐS của mình. Giả sử bạn mua một ngôi nhà trị giá 3 tỷ. Sau khi áp dụng các kỹ năng và kinh nghiệm đàm phán, chủ nhà đã giảm giá được 300 triệu.
Đây là số tiền khá lớn, tại sao bạn không cố gắng đàm phán để kiếm 300 triệu trong vòng vài ngày? Đàm phán không chỉ tạo cho bạn hiệu quả về mặt tài chính, giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn mà còn giúp bạn nâng cao khả năng diễn đạt, thuyết phục người khác. Nó cũng giúp bạn ngày càng khôn ngoan và tự tin hơn. Đàm phán đạt kết quả cũng giúp bạn tận hưởng được cảm giác thành công và chiến thắng sau mỗi thương vụ mua bán BĐS.
CÁC BƯỚC CỦA QUÁ TRÌNH ĐÀM PHÁN MUA BÁN BẤT ĐỘNG SẢN
Giai đoạn chuẩn bị
Mọi thành công đều bắt đầu từ khâu chuẩn bị, trong đàm phán cũng vậy. Có thể coi đây là giai đoạn quyết định thành bại trong đàm phán. Người đàm phán giỏi trước khi đàm phán thường phải chuẩn bị trước mọi tình huống có thể xảy ra. Đối với người chưa có kinh nghiệm trong đàm phán, công tác chuẩn bị lại càng quan trọng hơn. Nếu chuẩn bị tốt thì khi đàm phán sẽ tự tin và thường chủ động trong mọi tình thế, từ đó thu được kết quả tốt hơn.
Giai đoạn chuẩn bị bao gồm các bước chủ yếu:
(1) Chuẩn bị thông tin đàm phán
Thứ nhất là thông tin về BĐS giao dịch, về thị trường BĐS hiện tại, nguồn cung, cầu, giá cả của thị trường có liên quan đến phân khúc đó để so sánh, nắm bắt xu hướng. Thứ hai là thông tin về người mua nếu bạn là người bán hoặc người bán nếu bạn là người mua (gọi chung là đối tác), về tư cách có phải là người quyết định vụ giao dịch hay không, khả năng tài chính của đối tác. Thứ ba là thông tin cá nhân về đối tác như giới tính, tuổi, quá khứ, hiện tại, gia đình, thu nhập… Đánh giá đối tác và xác định điểm mạnh điểm yếu của mình, điểm mạnh điểm yếu của đối tác. Tục ngữ có câu “ biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”.
(2) Chuẩn bị người đàm phán và thời gian, địa điểm đàm phán
Bạn nên lựa chọn người đàm phán giỏi, có nhiều kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm đàm phán và am hiểu thị trường BĐS. Bạn cũng có thể nhờ thêm chuyên gia BĐS có kinh nghiệm hỗ trợ nếu cần. cần định ra thời gian và địa điểm để đảm bảo cuộc đàm phán sẽ được tiến hành suôn sẻ. Địa điểm đàm phán tốt nhất là “sân nhà”, nếu không thì cuộc đàm phán nên chọn ở “sân trung gian”.
(3) Đề ra mục tiêu đàm phán
Bạn cần phải đề ra mục tiêu cần đạt được trong quá trình đàm phán. Bởi vi người nào biết rõ những gì mình muốn, những gì mình sẵn sàng dàn xếp sẽ có cơ hội tốt hơn để đàm phán một thỏa thuận có lợi cho chính mình. Ví dụ bạn cần bán một BĐS nào đó thì bạn đề ra mục tiêu giá bán tối đa là bao nhiêu, giá bán tối thiểu là bao nhiêu, chi phí chuyển nhượng bên nào chịu. Đồng thời dự trù giải pháp tốt nhất khi hai bên không đạt được sự thỏa thuận.
Giai đoạn tiếp xúc
Để tiến tới đàm phán chính thức thường các bên phải tiếp xúc với nhau để trao đổi những thông tin cần thiết. Trong quá trinh tiếp xúc với đối tác, bạn nên chú ý tạo ra bầu không khí tin cậy và tinh thần hợp tác. Trong quá trình tiếp xúc nên thăm dò đối tác để điều chỉnh mục tiêu và kế hoạch đàm phán của mình. Giai đoạn tiếp xúc có thể là tiếp xúc trực tiếp hoặc trao đổi thông tin qua điện thoại, zalo hay email.
Chi Tiết Xin Vui Lòng Xem Thêm Tại Trang:https://phamngochanh.com/dam-phan-mua-ban-bat-dong-san-2/